ĐỒNG HỒ ÁP SUẤT | UNIJIN | P252(A)

PHỤNG SỰ BỀN BỈ

ĐỒNG HỒ ÁP SUẤT | UNIJIN | P252(A)

Còn hàng

PHỤ KIỆN ĐƯỜNG ỐNG INOX 304/316 - VÊ INOX|CÂY ĐẶC(LÁP)|U INOX |304/316

  • Liên hệ
  • Đồng hồ đo áp suất là thiết bị đo áp suất bên trong của phương tiện trong một hệ thống. Là một trong những thiết bị được sử dụng thường xuyên nhất trong bất kỳ cơ sở công nghiệp nào. Phép đo áp suất cùng với phép đo nhiệt độ là một trong những phép đo quan trọng nhất đối với các hoạt động trong nhiều ứng dụng khác nhau. Đặc biệt là các ứng dụng công nghiệp vì nó rất cần thiết để đảm bảo chất lượng của sản phẩm cũng như sự an toàn của nhà máy và người lao động.

    ĐỒNG HỒ ÁP SUẤT | UNIJIN | P252(A)
    Đồng hồ áp suất ( Chân đứng - Bottom)
    ĐO ÁP SUẤT KHÔNG DẦU 2 1/2"X1/4"BSPT
    - Model: P252(A)
    - Thương hiệu: Unijin
    -Xuất xứ: Malaysia
    -Mặt đồng hồ phi 65mm
    – Vỏ và chân ren Inox
    - Chân ren đứng, kết nối ren BSPT 1/4"
    - Dải đo:
    -76cmHg - 0
    0-7 Kgf/cm2
    0-10 Kgf/cm2
    0-15 Kgf/cm2
    Hàng có sẵn, Giao toàn quốc 1-3 ngày.
    Bảo hành 12 tháng, cung cấp đầy đủ giấy tờ CO,CQ.

    Gọi ngay: 0933 196 837
  • 83

  • Thông tin sản phẩm
  • Ưu điểm
  • File sản phẩm
  • Bình luận

Đồng hồ đo áp suất là gì?
Đồng hồ đo áp suất là thiết bị đo áp suất bên trong của phương tiện trong một hệ thống. Là một trong những thiết bị được sử dụng thường xuyên nhất trong bất kỳ cơ sở công nghiệp nào. Phép đo áp suất cùng với phép đo nhiệt độ là một trong những phép đo quan trọng nhất đối với các hoạt động trong nhiều ứng dụng khác nhau. Đặc biệt là các ứng dụng công nghiệp vì nó rất cần thiết để đảm bảo chất lượng của sản phẩm cũng như sự an toàn của nhà máy và người lao động.
Tại sao nên sử dụng đồng hồ đo áp suất?
Đồng hồ đo áp suất được sử dụng để theo dõi và kiểm soát áp suất. Nếu không có đồng hồ đo áp suất, các hệ thống xử lý công nghiệp sẽ không thể dự đoán trước sự thay đổi áp suất hay rò rỉ và không đáng tin cậy.
Đồng hồ đo áp suất được các chuyên gia trong ngành sử dụng để khắc phục sự cố máy năng lượng chất lỏng, được thiết kế để hoạt động trong phạm vi áp suất đã đặt. Với đồng hồ đo được lắp đặt đúng cách, rò rỉ và thay đổi áp suất không mong muốn có thể được theo dõi và giải quyết ngay lập tức.
Độ chính xác của đồng hồ đo áp suất nghĩa là gì?
Độ chính xác của đồng hồ đo áp suất là sự khác biệt (lỗi) giữa giá trị thực và số đọc được chỉ định thể hiện trên đồng hồ đo áp suất, tính theo tỷ lệ phần trăm của nhịp toàn thang đo.
Đối với độ chính xác của đồng hồ đo áp suất cơ học được xác định bằng tỷ lệ phần trăm của phạm vi toàn thang đo. Mặc dù các yêu cầu khác nhau từ ngành này sang ngành khác, nhưng sau đây là các nguyên tắc chung:
Đồng hồ đo và tiêu chuẩn kiểm tra: độ chính xác toàn thang đo từ 0,25% đến 0,10%
Các quy trình quan trọng: Độ chính xác toàn thang đo 0,5%
Quy trình công nghiệp chung: độ chính xác 1,0%. Sử dụng thương mại ít quan trọng hơn: độ chính xác 1,6% hoặc 2,0%. Tham khảo BS EN, ASME B40.100 hoặc thông số kỹ thuật DIN để biết thêm thông tin về độ chính xác.
Cấp độ chính xác của đồng hồ đo được hiển thị trên mặt số là Acc, Class, Cl hoặc Kl (ví dụ: Cl 1.0 cho 1% giá trị toàn thang đo). Ví dụ: thước đo có thang đo từ 0-100 bar với độ chính xác 1% có nghĩa là thước đo chính xác trong phạm vi 1 vạch trên toàn dải đo. Các lớp chính xác phổ biến khác được hiển thị bên dưới:
Lớp chính xác    biên độ lỗi (Phần trăm độ rộng của phép đo)
0,1                                       ± 0,1%
0,25                                     ± 0,25%
0,6                                       ± 0,6%
1                                          ± 1%
1.6                                       ± 1,6%
2,5                                       ±2,5%
4                                          ±4%
Độ phân giải của máy đo phải đủ để hiển thị độ chính xác của máy đo. Nếu máy đo thiếu độ phân giải để hiển thị độ chính xác được quảng cáo, người dùng nên giảm độ chính xác để phù hợp với độ phân giải hiển thị trên mặt số.
Điều quan trọng là phải khớp các thông số kỹ thuật của máy đo với ứng dụng dự định của nó. Việc lắp đặt máy đo không đủ độ chính xác có thể dẫn đến dữ liệu đo sai sót, trong khi lắp đặt máy đo có độ chính xác quá cao sẽ làm tăng chi phí mua, hiệu chuẩn và bảo trì máy đo đó.

 

Cấu tạo đồng hồ đo áp suất

Nếu như bạn từng thấy qua đồng hồ đo áp suất trên thực tế & nghĩ rằng nó có cấu tạo đơn giản thì có lẽ bạn đã lầm. Một đồng hồ đo áp suất có ít nhất là 9 bộ phận khác nhau. Chúng ta cùng xem các bộ phận đó là gì nhé.

CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ KỸ THUẬT HẢI VIỆT

    

Một đồng hồ đo áp suất có các bộ phận chính gồm :

1. Vòng Bezel được dùng để lắp với vỏ đồng hồ (5).

2. Kính của đồng hồ. Đối với đồng hồ tiêu chuẩn cao sẽ là loại Kính An Toàn 4mm chống va đập.

3. Vòng đệm bằng cao su được gọi là Gasket hay O-ring có nhiệm vụ làm kín – chống rò rỉ dầu đối với loại đồng hồ có dầu chống rung.

4. Mặt hiển thị (Dial) với các chữ số tương ứng với thang đo của đồng hồ áp suất.

5. Vỏ của đồng hồ (Case) giúp chứa ống Bourdon (7) và bảo vệ đồng hồ tránh va đập.

6. Lỗ thoát khí an toàn.

7. Thành phần quan trọng nhất của đồng hồ đo áp suất là Ruột Cảm Biến, là loại ống Bourdon, với biên dạng "C" cho áp suất ≤60 Bar, với dây quấn xoắn ốc cho áp suất ≥ 60 Bar.

8. Nắp đậy phòng nổ sẽ bung ra khi ống Bourdon bên trong bị phá vỡ. Áp suất tăng đột ngột làm cho nút chịu quá áp này bung ra, không làm đồng hồ bị nổ gây ảnh hưởng cho người vận hành và dây chuyền sản xuất.

9. Ren kết nối một thành phần không thể không có và vô cùng quan trọng. Bởi nếu khác kiểu ren kết nối thì không thể lắp được với nhau.

Nguyên lý đo áp suất

CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ KỸ THUẬT HẢI VIỆT

Nguyên lý hoạt động của đồng hồ đo áp suất khá đơn giản như sau :

  • Áp suất được truyền lên từ ren kết nối
  • Sau đó được nén trong ống Bourdon
  • Khi áp suất tăng làm cho ống Bourdon giãn nở ra theo chiều ngược kim đồng hồ
  • Thông qua các cơ cấu truyền động sự giản nở ống bourdon làm cho kim đồng hồ quay.
  • Dựa vào các vạch chia trên mặt hiển thị của đồng hồ chúng ta biết được thang đo của áp suất tại vị trí cần đo

Chúng ta thấy rằng đồng hồ đo áp suất hoạt động khá là đơn giản. Điều quan trọng nhất của đồng hồ đo áp suất là độ chinh xác và tính an toàn khi sử dụng. Ống Bourdon càng cứng điều đó có nghĩa rằng đồng hồ có áp suất càng lớn và ngược lại.

Chúng ta lưu ý rằng, đồng hồ áp suất âm ống Bourdon sẽ có áp suất -1…0 bar hoặc -760mmHg – 0 mmHg & chiều hoạt động ống Bourdon ngược lại so với đồng hồ áp suất thông thường bắt đầu từ 0 bar.

Các loại đồng hồ đo áp suất

Đồng hồ đo áp suất được xem là thiết bị đo áp suất được dùng nhiều nhất trong tất cả các lĩnh vực như đo áp suất lốp xe máy – ô tô, đo áp suất nước, đo áp suất khí nén, đo áp suất dầu, đo áp suất gas máy lạnh, đo áp suất dầu thuỷ lực, đo áp suất chân không.v.v. Điều đó đồng nghĩa rằng có có rất nhiều loại đồng hồ đo áp suất khác nhau đáp ứng các ứng dụng khác nhau trong từng lĩnh vực.

Đồng hồ đo áp suất chứa dầu và không chứa dầu

 

Đồng hồ đo áp suất chứa dầu & không chứa dầu 

Các loại đồng hồ đo áp suất có hai loại: đồng hồ đo áp suất chứa dầu và đồng hồ đo áp suất không chứa dầu. Đồng hồ áp suất chứa dầu có nghĩa rằng sẽ có một lượng chất lỏng bên trong đồng hồ thường là glycerine hay food oil hoặc silicone. Nó được gọi chung là dầu.

Đồng hồ áp suất chứa dầu có nhiều ưu điểm so với không dầu như :

  • Giảm rung động trên đường ống tác động lên kim đồng hồ
  • Khi áp suất thay đổi đột ngột đồng hồ áp suất không dầu có thể bị gãy kim. Khi có dầu sẽ làm giảm sự rung động giúp cho người vận hành dể xem giá trị áp suất trên mặt đồng hồ.
  • Dầu không chỉ nằm ở mặt đồng hồ mà còn ngập hết các bộ phận truyền động bên trong làm giảm ma sát, hao mòn giữa các bộ phận góp phần làm tăng tuổi thọ của đồng hồ.
  • Dầu bên trong đồng hồ giúp giảm sự ngưng tụ của hơi nước khi ở nhiệt độ cao.

Dầu dạng glycerine được sử dụng trong hầu hết các ứng dụng với giá thành thấp hơn rất nhiều so với silicone oil và food oil. Đối với đồng hồ áp suất 3 kim chúng ta phải sử dụng silicone oil bởi silicone cách điện.

Đồng hồ đo áp suất chân không

Áp suất chân không hay còn được gọi là áp suất âm với các đơn vị đo mmHg, bar, Torr, Psi .v.v. để biểu thị lượng vật chất còn lại trong một khoảng không nhất định. Trong một không gian có áp suất chân không càng lớn thì lượng vật chất bên trong càng nhỏ.

Tới một giá trị chân không đạt 0 bar – 0 Torr – 0 Kpa – 760mmHg thì đạt mức chân không tuyệt đối. Tức là không còn vật chất bên trong, nếu so với áp suất khí quyển sẽ là áp suất âm : -1 bar, -760mmHg, -1kg/cm2 …Đồng hồ đo áp suất chân không sẽ có giá trị từ -1…0 bar, 0 bar tại áp suất môi trường, -1 bar tại áp suất tuyệt đối – chân không.

Đồng hồ đo áp suất thấp

Để đo được áp suất thấp chính xác không phải hãng nào cũng sản xuất được bởi nó được sản xuất bởi công nghệ Capsule. Đồng hồ đo áp suất kiểu Bourdon chỉ đo được áp suất từ 0-600mbar = 0-0.6 bar là nhỏ nhất. Đối với các thang đo nhỏ hơn thì ống Bourdon không thể giản nở được do giới hạn của vật liệu ống Bourdon.

CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ KỸ THUẬT HẢI VIỆT

 

Casule được xem là thành phần quan trọng nhất của đồng hồ đo áp suất thấp. Cấu tạo Capsule chính là một lớp màng mỏng có độ nhạy cực cao với áp suất. Khi áp suất tác động vào sẽ làm lớp màng phồng lên (áp dương) hoặc lõ xuống (áp âm).

Thông qua bộ phận truyền động sẽ làm cho kim đồng hồ quay. Nhờ mặt hiển thị áp suất, chúng ta biết được áp suất tác động lên đồng hồ. Áp suất càng nhỏ thì lớp màng càng lớn để tăng độ nhạy cho đồng hồ. Điều này lý giải tại sao đồng hồ đo áp suất thấp chỉ có mặt 100mm và 150mm mà không có mặt 63mm.

Lưu ý khi chọn đồng hồ áp suất thấp loại Capsule:

  • Chỉ dùng cho các chất khí sạch, không được sử dụng để đo chất lỏng hoặc chất khí có bụi.
  • Sau một thời gian sử dụng cần hiệu chuẩn lại bởi lớp màng bởi capsule rất mỏng nên sẽ bị trôi giá trị. Chúng ta sẽ thây rằng trên mặt đồng hồ sẽ có một con vít nhỏ có thể chỉnh theo hướng (+) hoặc (–) để hiệu chỉnh áp suất.
  • Không được sử dụng quá áp bởi chỉ cần một lực nhỏ tác động khi quá giới hạn đồng hồ sẽ làm thủng lớp màng capsule.
  • Chọn thang đo áp suất thấp phù hợp

Các thang đo của đồng hồ áp suất thấp theo tiêu chuẩn:

  • 0-6 mbar / 0-10 mbar / 0-16 mbar / 0-25 mbar / 0-40mbar / 0-60 mbar / 0-100 mbar / 0-160 mbar / 0-250 mbar / 0-400 mbar / 0-600 mbar

Khi có áp dương thì cũng sẽ có áp âm tương ứng:

  • -6-0 mbar / -10-0 mbar / -16-0 mbar / -25-0 mbar / -40-0 mbar / -60-0 mbar / -100-0 mbar / -160-0 mbar / -250-0 mbar / -400-0 mbar / -600-0 mbar

Các thang đo này đều là tiêu chuẩn của đồng hồ đo áp suất thấp. Trong một số trường hợp đặc biệt chúng ta có đồng hồ áp suất âm dương.

Đồng hồ áp suất 2 kim và 3 kim

CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ KỸ THUẬT HẢI VIỆT

Đồng hồ đo áp suất có tiếp điểm còn được gọi là đồng hồ đo áp suất 3 kim với thiết kế gồm:

  • 1 kim biểu thị áp suất của đồng hồ
  • 1 kim giới hạn giá trị áp suất (thường có màu đỏ)
  • 1 kim dùng để chỉnh kim giới hạn (màu đỏ)

Như vậy với đồng hồ áp suất 3 kim sẽ có 1 tiếp điểm ngõ ra dạng thường đóng (NC) hoặc thưởng mở (NO) tại vị trí áp suất của kim màu đỏ.

Đối với tiếp điểm ngõ ra được dùng để cảnh báo còi, đèn hoặc ngắt bơm với:

  • Điện áp: 250Vac / 24Vdc
  • Dòng điện 1A
  • Mặt đồng hồ 100mm hoặc 150mm
  • Ren kết nối: G1/2 hoặc ½ NPT

Khi chọn đồng hồ đo áp suất 3 kim bạn nên lưu ý về loại tiếp điểm vì sẽ có tới 3 lựa chọn cho bạn:

  • NO/NC tức là tiếp điểm dạng thường mở (NO) khi tới giới hạn của kim màu đỏ thì tiếp điểm sẽ chuyển thành thường đóng (NC)
  • NC/NO thì có trạng thái ngược lại
  • SPDT tức là tích hợp 2 tiếp điểm NO và NC tuỳ chọn khi tới áp suất cần lấy ngõ ra. Chúng ta có thể tuỳ chọn NO hoặc NC tuỳ ý mà không cần quan tâm tới thường đóng hay thường mở.

Trong 3 loại tiếp điểm trên thì tiếp điểm dạng SPDT tối ưu nhất, sử dụng được trong mọi trường hợp. Tất nhiên bạn sẽ mất thêm một ít kinh phí cho loại tiếp điểm SPDT này.

Đồng hồ chênh áp (hay còn gọi là đồng hồ đo chênh áp hoặc áp kế vi sai), có tên tiếng anh là Differential Pressure Gauge, là dạng đồng hồ so sánh giá trị áp suất ở 2 điểm khác nhau, thường được ứng dụng trong các nhà máy công nghiệp, trong các hệ thống phòng sạch, trong nhà máy dược, nhà máy thực phẩm và các ứng dụng trên bờ hay ngoài khơi,… Dựa vào sự chênh lệch áp suất người ta có thể đo được lưu lượng dòng chảy, độ cao mực nước trong bồn kín, chênh lêch áp suất không khí và để kiểm soát các hệ thống bơm,…

Dưới đây là một số đặc điểm cơ bản của Đồng hồ chênh áp:

  • Đường kính mặt: 100mm, 150mm
  • Vật liệu vỏ: SS 304
  • Vật liệu phần kết nối và cảm biến: SS 316
  • Kết nối ren: 1/2” NPTM hoặc BSP
  • Dải đo thấp: 0 – 600 mbar.
  • Độ chính xác: KI 2.5 hoặc KI 1.6
  • Kết nối: Bề mặt lắp với giá đỡ type 1205 và Lắp phẳng, phía trước có mặt bích với 3 lỗ type 1207

Đồng hồ áp suất điện tử

Công nghệ phát triển cho chúng ta nhiều lựa chọn hơn với đồng hồ áp suất điện tử có độ chính xác cao hơn. Chúng ta có thể tuỳ chọn nhiều loại đơn vị khác nhau ngay trên màn hình hiển thị thông qua các nút chức năng.

Đồng hồ áp suất điện tử được sử dụng trong các khu vực cần chính xác cao & có thể được sử dụng để hiệu chuẩn các loại đồng hồ cơ truyền thống.

Pin của loại đồng hồ điện tử khá lâu với thời gian từ 2-5 năm. Khi không có áp suất tác động vào đồng hồ thì sau một thời gian ngắn sẽ tự tắt nguồn để tiết kiệm pin.

Điều quan trọng nhất khi chọn đồng hồ kiểu điện tử chính là chọn sai số của đồng hồ. Bởi các loại đồng hồ có sai số khác nhau. Sai số càng nhỏ thì giá càng cao.

Đồng hồ áp suất âm dương

Nếu lần đầu tiên bạn nghe thuật ngữ đồng hồ áp suất âm dương thì có lẽ bạn sẽ khá bối rối vì không biết được nó là gì. Thật sự, cái tên của nó liên quan tới thang đo áp suất của đồng hồ. Dải đo áp suất vừa có âm vừa có dương phục vụ cho khu vực có hút chân không và bơm áp suất.

Thông thường đồng hồ đo áp suất sẽ bắt đầu bằng 0 cho tới Dương hoặc từ 0 cho tới Âm. Đối với đồng hồ áp suất âm dương thì giá trị 0 sẽ nằm lệch về bên trái hướng -1 bar tuỳ theo thang đo áp suất của đồng hồ.

Các thang đó áp suất âm dương tiêu chuẩn:

  • -1-0.6 bar / -1-1.5 bar / -1-3 bar / -1-5 bar / -1-9 bar / -1-25 bar / -1-24 bar

Do có nhiều thang đo khác nhau nên việc lựa chọn thang đo phù hợp sẽ làm tăng tính chính xác khi sử dụng. Thang đo được xem là điều quan trọng nhất khi chọn đồng hồ áp suất âm dương.

Đồng hồ áp suất màng

CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ KỸ THUẬT HẢI VIỆT

CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ KỸ THUẬT HẢI VIỆT

 

Đồng hồ đo áp suất dạng màng hiếm khi được sử dụng bởi giá thành cao hơn các loại thông thường khác. Tuy nhiên, trong một số môi trường các loại đồng hồ áp suất dạng bourdon thông thường hay capsule không thể dùng được.

Bởi các lý do:

  • Hoá chất ăn mòn như acid, clo, …
  • Không cho tạp chất vào đồng hồ theo chuẩn vi sinh CIP và SIP.
  • Chất kết dính khi nguội.
  • Đo cho áp suất thấp thay mà đồng hồ capsule không thể dùng cho chất lỏng.

Với giá thành khá cao do vật liệu lớp màng được làm bằng Inox 316L hoặc cao hơn Titanium hoặc lót PTFE, Hasteloy C, Monel, Tantalum …

Tại sao kết nối của đồng hồ áp suất dạng màng là quan trọng nhất?

Đối với đồng hồ đo áp suất dạng màng thì phần kết nối lại được xem là quan trọng nhất. Bởi có rất nhiều loại kết nối kiểu màng khác nhau.

 

Đồng hồ áp suất màng có kết nối Clamp và gland piece + coupling nut được sử dụng phổ biến trong các ngành thực phẩm theo tiêu chuẩn CIP và SIP. Clamp kẹp được kết nối với đường ống hoặc tank chứa cần đo.

 

Kết nối ren kết hợp với màng được sử dụng cho các chất lỏng có ít tạp chất, có kích thước nhỏ, không kết dính & không làm cứng khi nguội. Lớp màng được nằm bên trong giúp đo được trong các điều kiện áp suất cao lên tới 250 bar.

 

Kiểu kết nối mặt bích với các chuẩn DN20, DN25, DN40, DN50 được sử dụng đo chất lỏng có nhiều tạp chất, các chất kết dính mạnh hoặc đông cứng khi nguội. Lớp màng được nằm bên ngoài nên áp suất cao nhất của loại Flush diaphragm này chỉ tối đa 40 bar.

 

Một loại kết nối 2 mặt bích này được sử dụng tương tự như loại 1 mặt bích nhưng kích thước màng tối thiểu nhỏ hơn thang đo tiêu chuẩn. Do đó cần thêm một mặt bích để nối thêm cho phù hợp với kết nối có sẵn.

Đồng hồ áp suất màng áp thấp được sử dụng trong môi trường chất lỏng, hoá chất có áp suất quá thấp mà loại đồng hồ capsule không thể sử dụng được. Các thang đo càng nhỏ thì kích thước của màng càng lớn.
Tìm hiểu về đồng hồ đo áp suất có dầu và không dầu
Đồng hồ đo áp suất có dầu
Đồng hồ đo áp suất có dầu hay còn được gọi là đồng hồ đo áp suất mặt dầu. Đây được biết đến là đồng hồ dùng để đo áp suất mà ở trên mặt của đồng hồ có sử dụng dầu glixerin.
Đồng hồ áp suất có dầu.
Dầu glixerin có tác dụng bảo vệ kim đo đồng hồ, giúp cho kim chỉ số đo di chuyển dễ dàng. Đặc biệt, loại đồng hồ này có thể làm việc ở trong nhiều môi trường, nhất là môi trường có sự rung lắc mạnh.
Phần dầu trên bề mặt đồng hồ đo áp suất giúp làm giảm ma sát cũng như hao mòn các bộ phận ở bên trong của đồng hồ trong quá trình chuyển động. Đồng thời đồng hồ áp suất này sẽ không bị ảnh hưởng bởi sự đóng băng, ngưng tụ hơi nước.
Đồng hồ đo áp suất có dầu chủ yếu dùng đo áp suất, lưu lượng của các lưu chất ở trong các thiết bị, đường ống dẫn.
Ưu điểm của đồng hồ đo áp suất có dầu là có độ đo lường chính xác, độ bền cao nhất là khi hoạt động ở trong môi trường khắc nghiệt, chịu được áp suất tối đa lên 700kg. Đồng đồ đo áp suất này có kết cấu vững, dễ dàng vệ sinh cũng như bảo dưỡng.
Đồng hồ đo áp suất có dầu phù hợp dùng để đo ở môi trường có áp suất cao, sử dụng phổ biến trong ngành công nghiệp hóa chất, nhà máy lọc dầu,...
Đồng hồ đo áp suất không dầu
Đây là thiết bị dùng để đo áp suất có đặc điểm là không sử dụng dầu ở trên mặt đồng hồ. Đặc trưng đồng hồ đo áp suất không dầu mặc dù tiết kiệm một khoản chi phí nhất định nhưng nó sẽ có nhược điểm bị rung kim, thậm chí làm rớt hoặc gãy kim trong môi trường có sự rung lắc hoặc thay đổi áp suất đột ngột.
Bên cạnh đó, bề mặt đồng hồ dễ bị hơi nước ngưng tụ dẫn đến mặt đồng hồ bị che khuất. Khi nhiệt độ quá thấp còn dẫn đến việc đồng hồ đóng băng, dễ hỏng kim.
Nên sử dụng đồng hồ áp suất có dầu hay không dầu?
Với những chia sẻ ở trên về đồng hồ áp suất có dầu và không dầu, tùy theo điều kiện môi trường mà bạn nên dùng loại đồng hồ áp suất cho phù hợp.
Trong môi trường có nhiều rung lắc thì nên dùng đồng hồ áp suất có dầu. Vì nó sẽ giúp bảo vệ cho kim đồng hồ đo, tăng tuổi thọ đồng hồ. Trong trường hợp đo môi trường áp suất bình thường, bạn muốn tiết kiệm phần nào đó chi phí thì có thể chọn loại không dầu.
Đồng hồ áp suất có dầu và không dầu.
Còn khi dùng đồng hồ áp suất không dầu gặp môi trường có áp suất thay đổi đột ngột thì nó rất dễ gây ra tình trạng rớt, gãy kim. Hay trong môi trường có nhiệt độ thấp dễ gặp tình trạng bị ngưng tụ, đóng băng mặt đồng hồ. Điều đó sẽ làm cản trở tới việc đọc giá trị chính xác khi đo lường.
Mặc dù vậy, thì việc sử dụng đồng hồ áp suất có dầu sẽ tốt hơn trong nhiều điều kiện môi trường khác nhau, hạn chế tình trạng hư hỏng đồng hồ. Bạn đọc quan tâm có thể tham khảo chi tiết hơn các sản phẩm đồng hồ đo áp suất dầu của  PGNS
Dầu trong đồng hồ đo áp suất là gì?
Dầu Glycerin
Dầu Glycerin là loại dầu được sử dụng phổ biến trong các loại đồng hồ đo áp suất. Glycerin hay còn gọi là glycerine, glycerol ở dạng chất lỏng, trong suốt như thạch và sền sệt. Nó có nguồn gốc từ thiên nhiên như động vật, thực vật.
Bằng cách tăng tăng nhiệt độ của các loại thực vật từ dừa hoặc đậu phộng ép thành dầu với chất kiềm mạnh.
Dầu Silicone
Không dùng rộng rãi như dầu Glycerin thì dầu Silicone cũng được dùng nhiều cho đồng hồ đo áp suất. Loại dầu này được khuyến cáo nên dùng ở trong môi trường liên tục biến thiên, hay nhiệt độ dưới 0 độ C. Vì dầu Silicone có khả năng đóng băng tới âm 60 độ C.
Lưu ý khi sử dụng đồng hồ đo áp suất dầu
Đồng hồ đo áp suất dầu được sử dụng để đo lường trong phạm vi nhiệt độ được cho phép và khả năng hoạt động của đồng hồ không bị ảnh hưởng bởi dầu. Tuy nhiên, nếu nhiệt độ cao vượt mức cho phép thì dầu sẽ bị giãn nở dẫn đến đồng hồ bị phá vỡ.
Lưu ý sử dụng đồng hồ đo áp suất.
Trường hợp nhiệt độ thấp hơn so với mức quy định tối thiểu thì dầu này có thể bị đông đặc lại dẫn đến ảnh hưởng cơ cấu đồng hồ đo áp suất dầu. Cụ thể:
-         Đối với môi trường nhiệt độ thấp dễ đóng băng thì nên dùng đồng hồ đo áp suất sử dụng dầu Silicone. Vì nó có nhiệt độ đông đặc âm 60 độ C.
-         Đối với trường hợp hệ thống cần đo có các phụ kiện điện như xuất hiện tiếp điểm thì nên dùng dầu cách điện.
-         Nên dùng dầu Silicone trong điều kiện nhiệt độ dao động liên tục
.