THÉP KHÔNG GỈ CÓ THỂ CHỊU NHIỆT BAO NHIÊU?

PHỤNG SỰ BỀN BỈ

THÉP KHÔNG GỈ CÓ THỂ CHỊU NHIỆT BAO NHIÊU?

Ngày đăng: 27/01/2024 10:33 AM

Thép không gỉ có thể chịu nhiệt bao nhiêu?

     Thép không gỉ hay còn gọi là inox, được sử dụng ngày càng nhiều bởi khả năng chống ăn mòn tuyệt vời của nó. Thêm một đặc tính nổi bật nữa chính là khả năng chịu nhiệt độ cao của các loại inox. Thép không gỉ được sử dụng trong các trường hợp cần chống oxy hóa ở nhiệt độ cao.

MINH ĐẠI PHÚ

 

Thép không gỉ chịu nhiệt bao nhiêu?

     Thép không gỉ hay còn gọi là inox được chia thành nhiều loại khác nhau dựa theo hàm lượng, thành phần. Mỗi một loại inox được ứng dụng vào những lĩnh vực khác nhau cho phù hợp với nhu cầu. Vì thế, băn khoăn thép không gỉ chịu nhiệt bao nhiêu được giải đáp dưới đây. 

     Cập nhật nhiệt độ nóng chảy của một số loại inox như sau:

  • Nhiệt độ nóng chảy của inox 201: Từ 1149 – 1232 °C (2552 – 2642 °F)
  • Nhiệt độ nóng chảy của inox 304: Từ 870 – 925 °C (2552 – 2642 °F)
  • Nhiệt độ nóng chảy của inox 316: Từ 870 – 925 °C (2507 – 2552 °F)
  • Nhiệt độ nóng chảy của inox 430: Từ 815 – 870 °C (2597 – 2750 °F)
  • Nhiệt độ nóng chảy của inox 434: Từ 1426 – 1510 °C (2600 – 2750 °F)
  • Nhiệt độ nóng chảy của inox 420: Từ 735 – 620 °C (2642 – 2750 °F)
  • Nhiệt độ nóng chảy của inox 410: Từ 815 – 705 °C (2696 – 2786 °F)

     Với khoảng nhiệt độ được cập nhật trên đây, chúng ta chỉ tính tương đối. Tuy nhiên, nếu trong cuộc sống sinh hoạt thông thường thông số này không quá quan trọng. Trong số những loại inox trên đây, có 3 loại inox được sử dụng nhiều nhất là inox 304, 201 và 430. Chính vì vậy, so sánh các đặc điểm của các loại inox này luôn được người tiêu dùng quan tâm.

MINH ĐẠI PHÚ

 

So sánh inox 304, 201 và 430 mỗi loại có gì khác nhau

     Ngoài thép không gỉ chịu nhiệt bao nhiêu, mỗi loại cũng có sự khác nhau về đặc trưng. Vì vậy, có một vài điểm so sánh phân biệt các loại inox để bạn có thể lựa chọn được loại inox phù hợp với nhu cầu của mình.

Khả năng chống ăn mòn

  • Inox 304: Đây là một trong những đặc tính tuyệt vời không thể không kể đến của loại inox này. Điều này được thể hiện rõ ràng khi loại inox này tiếp xúc với nhiều loại hóa chất khác nhau. Kết quả cho thấy nó chống ăn mòn và chống gỉ trong hầu hết trường hợp. Đó là lý do inox 304 được ứng dụng nhiều trong kiến trúc, xây dựng, nội thất, ngành dệt nhuộm và cả môi trường acid vô cơ.
  • Inox 201: Inox 201 có khả năng chống ăn mòn thấp hơn so với inox 304 và 430. Loại này chỉ có khả năng chống ăn mòn ở trong môi trường vừa và nhẹ.
  • Inox 430: Loại inox này có khả năng chống ăn mòn trong các loại acid hữu cơ và axit nitric. Ngoài ra loại này cũng có khả năng chống ăn mòn trong môi trường nhẹ. Tuy nhiên với điều kiện phải có sự kiểm soát chặt chẽ các tác động từ môi trường.

Khả năng chịu nhiệt

     Xét về thép không gỉ chịu nhiệt bao nhiêu thì thép không gỉ có mức chịu nhiệt khác nhau như đã nêu trên đây. Cụ thể 3 loại này khác nhau như sau:

  • Inox 304: Loại này có khả năng chịu nhiệt lên mức 925 độ C. Tuy nhiên thì phải là nhiệt độ liên tục mới làm nóng chảy được loại inox này. Trong điều kiện thường như đun nấu không ảnh hưởng gì.
  • Inox 201: Loại này có khả năng chịu nhiệt từ 1149 độ C đến 1232 độ C. Cao nhất trong số 3 loại inox.
  • Inox 430: Loại này có khả năng chịu nhiệt từ 815 đến 870 độ C. Thấp nhất trong số 3 loại.

Khả năng gia công inox

     Xét về độ dễ gia công, 3 loại inox này được nghiên cứu như sau:

  • Inox 304: Loại inox này có thể thực hiện gia công đối với tất cả các phương pháp hàn.
  • Inox 201: Loại này có khả năng thực hiện gia công với phương pháp hàn cơ bản mà không có vấn đề gì trở ngại. Cả inox 201 và 304 đều dễ gia công nên 2 loại này phổ biến nhất trên thị trường.
  • Inox 430: Loại này đòi hỏi điều kiện gia công khó khăn hơn so với 2 loại trên. Inox 430 sẽ phải làm nóng lên nhiệt độ thích hợp mới có thể gia công được. Nhiệt độ thích hợp sẽ từ 150 – 200 độ C.