Nhôm tấm, Đặc điểm và ứng dụng,những điều bạn phải biết trước khi sử dụng.
Còn hàng
NHÔM
-
Liên hệ
-
35
Nhôm tấm là những miếng nhôm được tạo thành dưới dạng tấm với nhiều kích thước khác nhau tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng và sản xuất. Nhôm tấm có cấu tạo vô cùng chắc chắn của nguyên tố Al và màng nhôm oxit vô cùng bền vững; khi chúng liên kết với nhau sẽ có màu trắng bạc rất bắt mắt và dễ nhận biết; có tính chống ẩm tốt và tính chống ăn mòn vô cùng cao. Bởi những đặc tính tốt mà nhôm tấm được ứng dụng nhiều trong các ngành sản xuất, dân dụng, cơ khí,…
- Thông tin sản phẩm
- Ưu điểm
- Bình luận
Nhôm tấm là một trong những vật liệu được ứng dụng nhiều nhất trong đời sống như sản xuất nội thất, lắp đặt trong các công trình nhà ở, khách sạn,… Để biết rõ hơn về khái niệm, tính chất, ưu nhược điểm, phân loại và ứng dụng của loại nguyên liệu này, hãy cùng PNGS tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.
1. Nhôm tấm là gì?
Nhôm tấm là miếng nhôm được chế tạo dưới dạng tấm. Những tấm nhôm này sẽ được thiết kế với độ dày mỏng và nhiều kích thước khác nhau với mục đích phục vụ đa dạng nhu cầu sản xuất và sử dụng trong thực tế.
Sự liên kết của nguyên tố Al (Nhôm) và màng nhôm oxit tạo nên những đặc tính nổi bật cho nhôm tấm như cấu tạo vô cùng chắc chắn; tính dẫn nhiệt – điện cao; chống ẩm – chống ăn mòn tốt và sản phẩm thường có màu trắng bạc dễ nhận biết. Nhờ đó mà nhôm tấm được sử dụng trong rất nhiều lĩnh vực, ngành sản xuất, công nghiệp và dân dụng.
Kích thước tấm nhôm phổ biến là 1000x2000mm, 1200x2400mm, 1500x3000mm, 1250x2500mm… cùng độ dày giao động từ 0.3mm đến 1000mm. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể đặt hàng gia công riêng để có khổ tấm và kích thước mong muốn.
2. Đặc tính của nhôm tấm
Nhôm tấm được ứng dụng trong nhiều ngành sản xuất nhờ những tính chất nổi bật sau:
- Trọng lượng nhẹ: Khối lượng riêng của nhôm tấm chỉ khoảng 2.7g/cm³, chỉ bằng ⅓ so với thép vì thế nó được ứng dụng nhiều hơn khi sản xuất sản phẩm cần chú trọng đến trọng lượng
- Cấu tạo chắc chắn: Nhờ sự liên kết của nguyên tố nhôm và màng nhôm oxit. Điều này giúp sản phẩm từ nhôm tấm sẽ khó bị biến dạng khi đã định hình.
- Tính chống ẩm, chống ăn mòn tốt: Lớp bề mặt của nhôm khi tiếp xúc với oxi trong không khí đã tạo thành oxit nhôm (Al2O3) rất bền và sít chặt nên nhôm tấm có khả năng chống ẩm, chống ăn mòn tốt. Tính chất oxi hoá này giúp con người tiết kiệm chi phí khi không cần phải sơn bảo vệ như sắt, vì vậy nhôm tấm càng được ứng dụng ở đa dạng các ngành.
- Tính dẫn nhiệt, dẫn điện tốt: Trên thực tế, đồng là kim loại có khả năng dẫn điện và dẫn nhiệt tốt hơn nhôm. Tuy nhiên, nhôm nhẹ hơn đồng đến 2.5 lần trong khi nhôm dẫn nhiệt, dẫn nhiệt cũng đã bằng 60% đồng nên nó vẫn được sử dụng phổ biến hơn.
- Tính dẻo: Nhôm là kim loại rất dẻo, vì thế nhôm tấm được thừa hưởng toàn bộ đặc tính này. Vậy nên, việc tạo hình và thi công nhôm tấm dễ dàng và thuận tiện hơn rất nhiều
- Nhiệt độ nóng chảy thấp: Nhiệt độ nóng chảy của nhôm khoảng 660 độ C, thấp hơn khá nhiều so với các kim loại khác nên tiện lợi trong việc nấu chảy để đúc.
3. Ưu và nhược điểm của nhôm tấm
3.1. Ưu điểm của nhôm tấm
Không phải ngẫu nhiên mà nhôm tấm lại trở thành “con cưng” trong nhiều lĩnh vực công nghiệp như vậy. Những ưu điểm của tấm nhôm sau đây sẽ lý giải được điều đó:
- Tính thẩm mỹ cao: Nhôm tấm là vật liệu dễ tạo hình thành nhiều kiểu dáng độc đáo khác nhau nhưng vẫn đảm bảo cấu trúc vững chắc cho thành phẩm. Bên cạnh đó, hiện nay các tấm nhôm được sơn mạ với hơn 30 màu sắc phong phú như màu đen, vân gỗ, ghi xám, ánh kim,… Điều này không chỉ giúp khách hàng có thể lựa chọn màu và kiểu dáng yêu thích mà nó còn có thể dễ dàng phối với nhiều phong cách thiết kế khác nhau, mang lại tính thẩm mỹ cao.
- Vận chuyển thuận lợi: Nhôm tấm có trọng lượng rất nhẹ nên việc di chuyển cũng sẽ thuận tiện hơn
- Thi công dễ dàng: Việc khối lượng riêng của nhôm tấm nhẹ cũng giúp cho quá trình thi công, lắp đặt và sửa chữa diễn ra dễ dàng và tiết kiệm chi phí hơn. Hơn nữa, điều này cũng giúp giảm sức nặng lên các công trình, quá trình thi công được an toàn hơn.
- Kỹ thuật: Với những đặc tính đã nêu ở phần trên thì nhôm tấm hoàn toàn thích hợp sử dụng trong mọi loại thời tiết nhờ đáp ứng đầy đủ những tiêu chuẩn về độ bền, chống ăn mòn, chống ẩm,…
- Tuổi thọ cao: Do kết cấu nhôm tấm rất vững chắc lại chống ăn mòn, chống ẩm tốt nên thời gian sử dụng được kéo dài hơn, sản phẩm từ nhôm tấm cũng ít phải bảo trì hơn
- Thân thiện với môi trường: Việc tái chế nhôm tấm chỉ mất ⅕ năng lượng so với sản xuất, góp phần giảm khí thải CO2 ra ngoài môi trường và cũng tiết kiệm được rất nhiều chi phí.
3.2 Nhược điểm của nhôm tấm
Tuy việc thi công, lắp đặt nhôm tấm dễ do trọng lượng nhẹ nhưng để cho ra được thành phẩm có hiệu quả sử dụng tốt nhất thì người thi công, lắp đặt vẫn phải có tay nghề và trình độ cao
Giá thành sản phẩm từ nhôm tấm cao hơn so với các vật liệu khác. Nhất là đối với công trình lớn, yêu cầu sử dụng số lượng cao, khách hàng cũng sẽ phải cân nhắc nhiều hơn.
4. Phân loại nhôm tấm
4.1 Phân loại tấm nhôm theo bề mặt
Loại nhôm | Đặc điểm | Ứng dụng |
Nhôm tấm mạ vàng |
|
|
Nhôm tấm màu bạc |
|
|
Nhôm tấm màu đồng |
|
|
Nhôm tấm xước trắng |
|
|
Tấm nhôm nhám |
|
|
*Lưu ý: Các loại tấm nhôm này đều sở hữu đặc tính cơ bản của tấm nhôm, vì thế sẽ không liệt kê trong bảng
4.2 Phân loại tấm nhôm theo chất liệu
4.2.1 Một vài sản phẩm nhôm tấm cơ bản như sau:
-
Nhôm tấm A1050 – H18: với thành phần Al chiếm tỉ lệ cao 99,5% tạo nên độ cứng cho nhôm tấm. Có độ sáng bóng cao.
-
Nhôm tấm A1050 – H0: có độ mềm nên rất dễ uốn cong ( hay gọi là nhôm dẻo).
-
Nhôm tấm A1050 – H14: có cấu trúc tốt nhất, bền nhất hiện nay, có độ dẫn nhiệt cao, chống ăn mòn và chống ẩm tốt. Là loại nhôm tấm được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay.
-
Nhôm tấm cuộn.
-
Nhôm tấm tổng hợp.
4.2.2 Ứng dụng của nhôm tấm
Trước những đặc tính tốt thì nhôm tấm được ứng dụng trong các lĩnh vực sau:
-
Chế tạo máy: gia công chi tiết máy…
-
Điện tử: bọc bảo ôn, bao bì, dây điện, vi mạch,….
-
Công nghiệp bán dẫn.
-
Công nghiệp luyện kim.
-
Công nghiệp nặng: chi tiết máy đòi hỏi tính chịu nhiệt cao, tản nhiệt,…
-
Công nghiệp hàng không vũ trụ: gia công vỏ tên lửa
-
Vận tải: chi tiết máy xe oto, xe máy, đóng tàu,…
-
Trang trí nội thất – ngoại thất.
-
Dân dụng – gia dụng: tủ lạnh, lò vi sóng, thiết bị âm thanh,….
-
Hàng tiêu dùng: điện thoại, máy ảnh,….
-
Nguyên liệu tạo nên bột pháo hoa,….
5. Phân biệt nhôm tấm và tấm nhôm Aluminium
Tấm nhôm Aluminium cũng là một loại hợp kim nhôm được sử dụng khá nhiều. Do đặc tính gần giống nhôm tấm bình thường nên nhiều người dùng khó phân biệt hai loại này. Bảng dưới đây là sự khác nhau cơ bản giữa Nhôm tấm bình thường và Tấm nhôm Aluminium:
Nhôm tấm | Tấm nhôm Aluminium |
Là miếng nhôm được tạo thành dưới dạng tấm | Là một tấm nhựa được tráng hai lớp nhôm mỏng ở hai mặt |
Tản nhiệt tốt vì toàn bộ là kim loại nhôm | Tản nhiệt kém do có lớp nhựa ở giữa |
Cách điện kém hơn vì 100% là kim loại | Cách điện tốt hơn vì có lớp nhựa ở giữa |
Dễ dàng thi công, cũng có độ bền và độ thẩm mỹ cao nhưng nặng hơn, phù hợp với trang trí nội thất hoặc các vị trí phía trong. | Dễ uốn, nhẹ, độ thẩm mỹ và độ bền cao, chịu được môi trường khắc nghiệt nên thường được sử dụng cho công trình ngoài trời đặc biệt là làm biển quảng cáo. |
6. Các phương pháp gia công nhôm tấm phổ biến
Gia công nhôm tấm thuộc nhóm ngành gia công cơ khí kim loại. Quá trình gia công sẽ sử dụng sự hỗ trợ của các máy móc, thiết bị tiên tiến để thực hiện các thao tác cắt, mài, đục, gọt,… tạo ra những sản phẩm hoàn thiện từ nhôm tấm.
Gia công nhôm tấm là sự kết hợp khéo léo và hài hoà giữa thao tác của máy móc cùng với tay nghề của người thợ kỹ thuật để từ đó, cho ra những thành phẩm có kích thước chính xác, kiểu dáng đẹp đúng với yêu cầu của khách hàng.
Hiện nay, gia công nhôm có nhiều phương pháp khác nhau, một số loại hình gia công phổ biến nhất bao gồm:
- Cắt laser CNC nhôm tấm: Ứng dụng công nghệ hiện đại CNC (Computerized Numerically Controlled), hoạt động dựa trên cơ chế làm nóng chảy vật liệu bằng chùm tia laser. Đây là phương pháp gia công nhôm tấm được nhiều người ưa chuộng vì cắt bằng laser mang lại vết cắt mịn, có độ chính xác cao, tiết kiệm thời gian, tăng năng suất, cắt được những chi tiết nhỏ và khó.
- Bào rãnh V trên nhôm tấm: Là phương pháp tạo rãnh chữ V trên nhôm tấm bằng máy bào rãnh V CNC trước khi chuyển đến giai đoạn chấn bẻ. Các rãnh chữ V này sẽ giúp sản phẩm đạt độ chính xác cao hơn sau chấn bẻ, góc chấn được vuông vức, có thẩm mỹ hơn
- Gia công chấn bẻ: Đây là công đoạn rất quan trọng trong quá trình gia công sản phẩm từ nhôm tấm. Đây là bước bắt đầu định hình cho sản phẩm và là bước quyết định sản phẩm có đạt được độ đồng nhất và chính xác về kích thước như khách hàng yêu cầu hay không. Quá trình này sẽ được thực hiện bằng máy tính, công việc của các kỹ sư là di chuyển tấm phôi nhôm vào đúng vị trí và thiết lập góc chấn, lực chấn.
- Gia công dập nhôm tấm: Là phương pháp đục lỗ lên về mặt tấm nhôm để tạo hình như lỗ tròn, vuông, ngôi sao,… cho các sản phẩm dạng lỗ như tấm chắn gió, tấm trang trí,… Phương pháp gia công này sẽ sử dụng những bộ khuôn có sẵn tác dụng với lực dập của máy để tạo hình lên tấm nhôm. Việc gia công này sẽ giúp việc tạo hình được đồng đều, có thể sản xuất hàng loạt một cách nhanh chóng.